Kiểm định thang máy hay còn gọi là kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy là quá trình kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của thiết bị dựa trên các tiêu chuẩn
Kiểm định thang máy hay còn gọi là kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy là quá trình kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của thiết bị dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
+ Kiểm định thang máy điện
+ Thang máy thủy lực
+ Kiểm định thang máy chở hàng
+ Thang máy điện không có phòng máy
+ Tại sao phải kiểm định thang máy
Kiểm định thang máy nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành. Bên cạnh việc đảm bảo an toàn cho người lao động thì việc kiểm định an toàn còn có lợi ích:
+ Tăng năng suất lao động do thời gian làm việc của thiết bị không bị gián đoạn
+ Giảm các chi phí bồi thường do tai nạn lao động gây ra
+ Đảm bảo an toàn cho người và hàng hóa trong quá trình vận chuyển
+ Là bằng chứng pháp lý cần thiết cung cấp cho các đơn vị bảo hiểm cũng như khách hàng khi đánh giá.
+ Tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn được sử dụng trong quá trình kiểm định thang máy phải phù hợp với quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn mà Nhà nước đã ban hành.
+ QCVN02:2011/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy điện
+ QCVN 07:2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng
+ QCVN 18:2013/BLĐTBXH, Quy chuẩn quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy thủy lực
+ QCVN26:2016/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy điện không có buồng máy
+ QTKĐ21:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy điện
+ QTKĐ22:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy thủy lực
+ QTKĐ23:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy chở hàng (dumnwaiter)
+ QTKĐ24:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy điện không có phòng máy
+ TCVN6904:2001, Thang máy điện. Phương pháp thử – Các yêu cầu an toàn về cấu tạo và phương pháp thử
+ TCVN6396-3:2010, Thang máy chở hàng dẫn động điện. Yêu cầu về cầu tạo và lắp đặt
+ TCVN7550:2005, Cáp thép dùng cho thang máy. Yêu cầu tối thiểu
+ TCVN6905:2001, Thang máy thủy lực. Phương pháp thử. Các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt
+ TCVN7628:2007 (ISO 4190),: Lắp đặt thang máy
+ TCVN5867:2009, Thang máy, cabin, đối trọng và ray dẫn hướng. Yêu cầu an toàn
+ TCVN9358:2012, Lắp đặt hệ thống nối đất cho các công trình công nghiệp. Yêu cầu chung
+ TCVN9385:2012, Chống sét cho công trình xây dựng. Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống
Có thể đánh giá chất lượng theo các tiêu chuẩn của nước ngoài nhưng không được thấp hơn mức quy định trong nước.
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật của thang máy
Các hồ sơ sau cần được kiểm định viên xem xét:
+ Hồ sơ chế tạo, lý lịch thang máy. Các bản vẽ cấu tạo và bản vẽ nguyên lý hoạt động
+ Hồ sơ lắp đặt, hoàn công.
+ Biên bản và phiếu kết quả kiểm định lần trước
+ Các hồ sơ về thay thế, sửa chữa. Nhật ký vận hành, bảo trì
+ Hướng dẫn vận hành và xử lý sự cố
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
+ Xem xét tính đầy đủ và đồng bộ các chi tiết, bộ phận với hồ sơ chế tạo
+ Kiểm tra khuyết tật, biến dạng của các chi tiết và bộ phận cabin, giếng thang, hố thang, cửa thang puli, cáp, đối trọng …).
+ Kiểm tra hệ thống thủy lực (đối với thang máy thủy lực)
+ Đo điện trở nối đất
Bước 3: Thử nghiệm
Quá trình thử nghiệm chỉ thực hiện khi các bước kiểm tra trên có kết quả đạt yêu cầu.
+ Thử không tải: Vận hành thang máy ở chế độ không tải để kiểm tra hoạt động của các bộ phận an toàn, tự động.
+ Thử với các chế độ có tải trọng theo thứ tự 100% tải định mức và 125% tải trọng định mức.
+ Đánh giá tình trạng hoạt động của các cơ cấu an toàn, bảo hiểm của thang máy sau khi thử nghiệm.
Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định thang máy
+ Lập biên bản kiểm định thang máy theo mẫu quy định
+ Lập biên bản kiến nghị, khắc phục (nếu có)
+ Dán tem kiểm định, thông qua biên bản kiểm tra và ban hành kết quả kiểm định nếu quá trình kiểm tra đạt yêu cầu .
+ Thời hạn kiểm định thang máy
Tùy theo thời gian sử dụng của thang máy mà có các thời hạn kiểm định định kỳ khác nhau
+ Kiểm định an toàn lần đầu sau khi lắp đặt trước khi đưa vào sử dụng
+ Kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng
+ Chế độ kiểm định bất thường khi có thay đổi, sửa chữa. Khi có các yêu cầu bất thường của cơ quan chức năng hoặc người sử dụng.
+ Kiểm tra chất lượng hàng hóa khi nhập khẩu
+ Thang máy có thời gian sử dụng nhỏ hơn 10 năm: Thời hạn kiểm định định kỳ là 3 năm.
+ Đối với thang máy có thời gian sử dụng trên 10 năm: Thời hạn kiểm định định kỳ là 2 năm
+ Đối với thang máy có thời gian sử dụng trên 20 năm: Thời hạn kiểm định định kỳ là 1 năm
Lĩnh vực kiểm định máy, thiết bị, vật tư là hoạt động có điều kiện. Chỉ những tổ chức, cá nhân được nhà nước chỉ định mới được thực hiện công việc này.
Công ty Kiểm định & Thử nghiệm Sài Gòn (SITC) là đơn vị được nhà nước chỉ định thực hiện chức năng kiểm định và chứng nhận chất lượng theo quyết định số 1696/QĐ-BLĐTBXH ngày 23 tháng 11 năm 2018.
Chi phí kiểm định thang máy tối thiểu được Nhà nước quy định mức giá tối thiểu theo thông tư số 41/2016/TT-BLĐTBXH dựa vào đặc tính kỹ thuật của thang máy.
Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà chi phí kiểm định thang máy có thay đổi. Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để biết thêm chi tiết.
Chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất!