Kiểm tra chất lượng là hoạt động đánh giá sự phù hợp thông qua việc đo lường, xem xét, thử nghiệm một hay nhiều đặc tính của đối tượng và so sánh kết quả… Theo quy định hiện hành
THỦ TỤC KIỂM TRA
Bước 1: Đăng ký kiểm tra
1. Tải mẫu Giấy đăng ký giám định chất lượng hàng hóa nhập khẩu, lập thành 2 bản, nộp cho Bộ phận đăng ký cùng với các hồ sơ sau:
– Hợp đồng nhập khẩu (Contract).
– Bản liệt kê hàng hóa (Packing List).
– Hóa đơn (Invoice).
– Vận đơn (B/L).
– Các chứng thư chất lượng.
– Bản giới thiệu, thuyết minh, các tài liệu kỹ thuật theo yêu cầu của tiêu chuẩn kiểm tra.
Có thể liên hệ với Bộ phận đăng ký tại một trong ba địa chỉ sau:
VPDD: 101 Mai Xuân Thưởng, P. Vĩnh Hòa, Tp. Nha Trang
2. Thực hiện đóng phí theo mức phí quy định.
3. Nhận lại Giấy đăng ký kiểm tra có ghi rõ tên bộ phận sẽ thực hiện kiểm tra kỹ thuật cùng số điện thoại và tên của người phụ trách.
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
1. Thông báo cho Bộ phận kiểm tra kỹ thuật sau khi hàng đã sẵn sàng tại địa điểm giám định.
2. Tổ chức cho Bộ phận kiểm tra kỹ thuật thực hiện việc giám định tại địa điểm giám định.
Bước 3: Nhận kết quả
Sau khi có kết quả đánh giá sự phù hợp, bộ phận đăng ký của Trung tâm sẽ trực tiếp liên hệ với Doanh nghiệp theo tên, số điện thoại nếu trên Giấy đăng ký để bàn giao cho doanh nghiệp “Thông báo kết quả giám định chất lượng hàng hóa nhập khẩu” do Trung tâm ban hành theo kết quả giám định của Bộ phận kiểm tra kỹ thuật.
CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA KIỂM ĐỊNH AN TOÀN VÀ CHẤT LƯỢNG VIỆT NAM
I. KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN:
Kiểm định nhà nước về kỹ thuật an toàn các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
Kiểm định hệ thống chống sét.
Kiểm định an toàn hệ thống điện.
Kiểm định an toàn các thiết bị công nghiệp và dân dụng.
II. KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN PHƯƠNG TIỆN ĐO LƯỜNG
Kiểm định/hiệu chuẩn áp kế.
Hiệu chuẩn nhiệt kế.
Kiểm định, hiệu chuẩn đồng hồ đo lưu lượng khí
Hiệu chuẩn cần xiết lực, loadcell
III. THỬ NGHIỆM:
Thử nghiệm tải trọng các thiết bị nâng chuyển, container, cáp, xích, giàn giáo xây dựng, sàn biểu diễn v.v
Thử nghiệm áp suất các thiết bị chịu áp lực
Thử nghiệm van an toàn.
Kiểm tra không phá hủy (siêu âm, chụp ảnh bức xạ, kiểm tra bột từ, bột thẩm thấu v.v.) các kết cấu
kim loại và mối hàn.
IV. CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN, HỢP QUY
Chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy cho mẫu sản phẩm hoặc sản phẩm là thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, bao gồm : nồi hơi ; bình chịu áp lực ; chai chứa khí ; thiết bị nâng ; thang máy ; thang cuốn, băng tải chở người.
V. GIÁM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA:
Giám định chất lượng hàng hóa các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, bao gồm
các loại thiết bị áp lực, thiết bị nâng hạ và thang máy.
Giám định tình trạng, số lượng, tính đồng bộ, xuất xứ máy móc thiết bị
Giám định máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng
VI. TƯ VẤN, GIÁM SÁT:
Giám sát an toàn lao động trên công trường xây dựng
Thẩm định thiết kế và giám sát quá trình chế tạo, lắp đặt các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an
toàn lao động.
Thẩm định quy trình hàn.
Hỗ trợ lập hồ sơ kỹ thuật.
VII. HUẤN LUYỆN:
Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ người vận hành máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ.
Đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ công nhân cơ khí, điện, hàn áp lực
Sát hạch, cấp chứng chỉ thợ hàn.